Nguồn sử liệu Elagabalus

Historia Augusta

Huy chương của Elagabalus, Bảo tàng Louvre.

Nguồn gốc của rất nhiều câu chuyện về sự suy đồi của Elagabalus là từ bộ sử Historia Augusta, trong đó có những lời tuyên bố gây tranh cãi trong giới sử học.[52] Historia Augusta rất có thể được viết vào cuối thế kỷ thứ 4 dưới thời trị vì của Hoàng đế Theodosius I.[53] Cuộc đời của Elagabalus như được mô tả trong Historia Augusta có giá trị lịch sử không chắc chắn.[54] Các tiết đoạn từ 13 đến 17 liên quan đến sự sụp đổ của Elagabalus, ít nhiều gây ra sự tranh cãi giữa các nhà sử học.[55]

Cassius Dio

Các nguồn tài liệu thường được cho là đáng tin cậy hơn Historia Augusta bao gồm tác phẩm của các nhà sử học đương thời như Cassius Dio và Herodianus. Cassius Dio sống từ nửa sau thế kỷ thứ 2 cho tới năm 235. Sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp quý tộc, ông đã dành phần lớn đời mình làm quan ra sức phò tá triều đình. Hơn nữa ông còn là một nguyên lão dưới thời Hoàng đế Commodus và thống đốc xứ Smyrna sau cái chết của Septimius Severus. Về sau ông được bổ nhiệm làm chấp chính quan vào năm 205 và kiêm nhiệm chức thống đốc tỉnh châu PhiPannonia.[56]

Alexander Severus cực kỳ quý mến Dio nên đã phong cho ông làm chấp chính quan một lần nữa. Cuốn Lịch sử La Mã của Cassius Dio trải dài suốt gần một thế kỷ, từ sự xuất hiện của Aeneas ở Ý cho đến năm 229. Vì sống cùng thời với Elagabalus nên tác phẩm của Cassius Dio về triều đại của ông thường được coi là đáng tin cậy hơn so với bộ sử Historia Augusta dù do chính ông thú nhận tự viết.[56] Dio đã dành phần lớn thời kỳ có liên quan bên ngoài của Roma và phải dựa vào các bản tài liệu chép tay thứ hai.

Ngoài ra, không khí chính trị do hậu quả của triều đại Elagabalus cũng như vị trí của Dio trong chính phủ của Alexander, rất có thể ảnh hưởng đến sự thật này vốn là một phần của bộ sử tệ hại của ông. Dio thường xuyên nhắc đến tên của Elagabalus là Sardanapalus, một phần để phân biệt hoàng đế với tên gọi thiêng liêng của mình,[57] nhưng chủ yếu là để làm một phần của ông trong việc duy trì bản damnatio memoriae được thi hành sau cái chết của hoàng đế và kết hợp nó với một vị vua chuyên quyền nổi tiếng với đời sống xa hoa trụy lạc.[58]

Herodianus

Một nhà sử học khác sống cùng thời với Elagabalus là Herodianus, vốn là một viên quan nhỏ La Mã sống từ năm 170 đến 240. Trong bộ Lịch sử Đế quốc La Mã từ thời Marcus Aurelius của ông, thường được viết tắt là Lịch sử La Mã, được xem là nguồn sử liệu chứng kiến về triều đại của Commodus cho đến đầu thời Gordianus III. Tác phẩm của ông phần lớn là trùng lặp với bộ Lịch sử La Mã của Dio, nhưng cả hai bộ sử xem chừng độc lập phù hợp với nhau.[59]

Mặc dù tác phẩm của Herodianus không được xem là đáng tin cậy như Cassius Dio, vì ông không có tham vọng văn chương và học thuật nên khiến ông ít thành kiến hơn các sử gia nguyên lão khác. Herodianus được coi là nguồn sử liệu quan trọng nhất về các cuộc cải cách tôn giáo diễn ra dưới thời Elagabalus, đã được xác nhận từ việc nghiên cứu tiền tệ[60][61] và các bằng chứng khảo cổ học.[62]

Edward Gibbon và các sử gia sau khác

Đối với độc giả thời hiện đại, bộ Lịch sử suy tàn và sụp đổ của Đế quốc La Mã của sử gia người Anh Edward Gibbon (1737–1794) tiếp tục củng cố tiếng xấu của Elagabalus. Gibbon không chỉ chấp nhận và bày tỏ sự phẫn nộ trước những lời cáo buộc của các nhà sử học cổ đại, mà có thể đã thêm một số chi tiết của riêng mình, ông là nhà sử học đầu tiên được biết rõ rằng Gannys là một thái giám như trong một ví dụ.[63] được Gibbon viết sau đây:

Bức Heliogabalus high priest of the Sun, Simeon Solomon, 1866. Elagabalus giữ chức thầy tế cấp cao cha truyền con nối của đạo thờ thần Mặt Trời ở Emesa, Elgabal từ lúc nhỏ cho tới năm mười bốn tuổi.

Để xáo trộn thứ tự các mùa và thời tiết, vui đùa với niềm đam mê và thành kiến các đối tượng của mình, và để phá vỡ tất cả các quy luật tự nhiên và đúng đắn, là một trong số các trò tiêu khiển mà ông thích nhất. Một bầy cung phi và sự thành công nhanh chóng của những người vợ, trong đó có một Trinh nữ thờ thần Vesta đã bị cưỡng hiếp từ nơi chốn linh thiêng, không đủ để thỏa mãn sự bất lực từ niềm đam mê của ông. Vị chủ nhân toàn cõi La Mã đã bị tác động đến việc bắt chước điệu bộ và quần áo của nữ giới, thích nữ hóa ngôi vua và làm ô uế phẩm giá chân chính của đế chế bằng cách phân phát chúng cho đám nhân tình của ông, một trong số đó đã được công khai trao cho tước vị và uy quyền của hoàng đế, hay như ông thường tự gọi mình là người chồng của nữ hoàng. Điều khả dĩ xảy ra là sự đồi bại và điên rồ của Elagabalus đã được tô điểm bởi sở thích và bị bôi nhọ bởi định kiến. Tuy vậy việc tự nhốt mình vào những cảnh tượng công khai được phơi bày trước bàn dân thiên hạ La Mã, và được các sử gia quá cố lẫn đương thời xác thực, nỗi ô nhục khôn tả của họ vượt qua bất kỳ thời đại hoặc quốc gia nào khác.[64]

Hai trăm năm sau thời đại của Pliny, việc dùng sự trong trắng, hay thậm chí là cả những sợi chỉ ô hợp vẫn thường giới hạn trong quan hệ tình dục nữ, cho đến khi các công dân giàu sang của Roma và các tỉnh thành đã quá quen một cách vô cảm với các ví dụ về Elagabalus, người đầu tiên vì cái thói quen ẻo lả này đã làm bôi nhọ phẩm giá của một vị hoàng đế và một người đàn ông đích thực.[65]

Một số nhà sử học gần đây đã tranh cãi nhằm xây dựng hình ảnh có phần thiện chí hơn về cuộc đời và triều đại của Elagabalus. Đơn cử như Martijn Icks trong cuốn Images of Elagabalus (2008, được tái bản là The Crimes of Elagabalus vào năm 2012) nghi ngờ độ tin cậy của các tài liệu cổ xưa và cho rằng đó là do chính sách tôn giáo không chính thống của hoàng đế làm xa lánh các tầng lớp quyền lực của Roma, đến mức bà ngoại của ông đã thấy cần phải loại bỏ ông và thay thế bằng một người em họ. Leonardo de Arrizabalaga y Prado trong The Emperor Elagabalus: Fact of Fiction? (2008), còn chỉ trích các nhà sử học cổ đại và phỏng đoán rằng có thể là tôn giáo hay giới tính cùng đóng một vai trò trong sự sụp đổ của vị hoàng đế trẻ tuổi, người chỉ đơn giản là kẻ thất bại trong một cuộc đấu tranh quyền lực trong nội bộ hoàng gia của đế chế; sự trung thành của đội Cấm vệ quân Praetoriani đã bị mua chuộc và Julia Maesa có đủ tài lực để lôi kéo và vận động người cháu của bà. Theo phiên bản này, một lần Elagabalus, mẹ ông và những tùy tùng bên cạnh hoàng đế đều bị sát hại, một cuộc chiến tuyên truyền quy mô lớn nhằm bôi nhọ những hồi ức về ông dẫn đến một bức tranh biếm họa đồi trụy đã kéo dài đến hiện tại, lặp đi lặp lại và thường các sử gia về sau thêm thắt vào nhằm thể hiện những định kiến riêng của họ chống lại sự ẻo lả và những thói xấu khác mà Elagabalus là hình ảnh thu nhỏ của nó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Elagabalus http://members.aol.com/heliogabby/amazing/aeh1.htm http://www.artribune.com/2012/02/kiefer-a-bermonds... http://focreviews.blogspot.com/2011/09/crimes-of-e... http://judithweingarten.blogspot.com/2007/03/curio... http://www.coinarchives.com/a/results.php?results=... http://www.glbtq.com/social-sciences/elagabalus.ht... http://www.symposion.com/ijt/benjamin/ http://www.symposion.com/ijt/benjamin/appendix_c.h... http://www.wildwinds.com/coins/ric/elagabalus/t.ht... http://www.youtube.com/watch?v=UPhT-Q9bCCw